Phóng viên Viet News UK thăm Boston và Đại học Harvard danh giá

Phóng viên Viet News UK thăm Boston và Đại học Harvard danh giá

Amy Chapman viết từ Boston, bang Massachusetts, Hoa Kỳ:

Những ngày đầu Xuân năm 2025, phóng viên của Viet News UK đang có mặt tại Boston, dạo quanh các trường đại học, trong đó có đại học danh tiếng nhất nhì thế giới mà những năm gần đây có rất nhiều con em Việt Kiều của Anh cũng như Mỹ và trên toàn thế giới lựa chọn nhập học, đó là Đại học Harvard.

Sinh viên Việt Kiều có quốc tịch Anh được đếm là sinh viên Anh nhập học, cho nên số thống kê sinh viên Việt Nam nhập học tại Harvard sẽ không có con số chính xác. Theo thống kê của một số bà con Việt Kiều tại Boston, con số sinh viên gốc Việt đã từng tốt nghiệp đại học Harvard  từ xưa đến nay có hàng trăm  người.

Đại học Harvard được thành lập từ năm 1636 bởi chính quyền thuộc địa của Anh ở vùng vịnh mang tên là Massachusetts Bay Colony, khi các vùng ở Bắc Mỹ còn thuộc Đế quốc Anh. Sau đó được đổi tên thành Harvard, theo tên một cựu sinh viên Đại học Cambridge, Anh Quốc. Ông John Harvard là mục sư, làm công tác giảng dạy, đồng thời đã cống hiến gia sản mà tính ra thời giá bây giờ thì bằng hàng trăm triệu bảng Anh cho trường.

Địa điểm trường tọa lạc cũng được đổi tên mới là Cambrigde, như nhiều địa danh ở Mỹ do người Anh đem sang đặt cho những vùng đất ở Tân Thế giới. Cũng nên lưu ý rằng trong nhiều thế kỷ kể từ khi mới thành lập, giống như các đại học Cambridge và Oxford ở Anh, ĐH Harvard là trường dạy về thần học, tôn giáo, tín ngưỡng. Mục sư John Harvard mất sớm, khi mới ba mươi tuổi. Tôi tới chụp hình trước bức tượng của ông mà lòng đầy cảm xúc.

Nhà báo  Amy Chapman  của Viet News UK đứng cạnh tượng John Harvard

Ngày nay, Đại học Harvard đã tuyển sinh đa dạng, nhiều ngành nghề nhưng nổi tiếng nhất vẫn là các ngành như Luật, Quản lý công, Y khoa, Nha khoa, Kỹ thuật ứng dụng, và Khoa giáo. Sinh viên Harvard thấm nhuần tư tưởng “Trình độ nhận thức của một người quyết định đẳng cấp của người đó”. Đây cũng là thước đo và mục tiêu phấn đấu của sinh viên. Trong nhiều thế kỷ, ĐH Harvard vẫn là lý tưởng của rất nhiều sinh viên và là biểu tượng, tượng đài vĩnh cửu của trí tuệ Mỹ.

Đăng ký vào Đại Học Harvard ở bậc sau đại học được rất nhiều người quan tâm. Hiện tại, Đại học có chương trình học thạc sĩ hai năm, cũng có một số ngành nghề chỉ một năm. Các bạn đã tốt nghiệp đại học cần có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.5 trở lên, GPA tối thiểu 7.0 vượt qua điểm chuẩn SAT/GMAT của các trường đại học. Về phần chi phí, có thể nằm trong khoảng từ 50 ngàn tới 100 ngàn đô la Mỹ cho khóa học. Nhưng cũng có nhiều học bổng đến 80% hoặc toàn phần học phí, cũng như học bổng của chính phủ. Các bạn có thể vào trang web của trường để tìm hiểu thêm.

Khuôn viên của trường khá đẹp, sân vận động cách đó vài dãy phố, nhìn giống như đấu trường La Mã nhưng theo tôi thì thua Đại học Oxford. Ký túc xá của trường, theo lời một cựu sinh viên Việt Nam tại Boston, thì có phần cũ kỹ, trang thiết bị có chỗ còn xuống cấp. Nhưng thư viện thì không cần phải nói, có nhiều sách quý và không gian đọc sang trọng, điều này thì gần giống thư viện của Keble College, Đại học Oxford mà tôi đã có vài dịp ghé thăm.

Mục sư John Harvard
Cố Tổng thống Mỹ JF Kennedy

Người Việt ở Boston

Ghé một quán Việt Nam ăn trưa với  món  Tôm càng xanh, cua Hoàng đế , Bánh cuốn , Phở xào do anh Phan và chị Hoa, Việt Kiều ở Boston, chiêu đãi, tôi thấy một số sinh viên Việt Nam phục vụ. Tìm hiểu kỹ, hóa ra các nhà hàng Việt Nam ưu tiên cho sinh viên gốc Việt làm thêm. Với mức lương tối thiểu 15 đô la một tiếng, mỗi tối một sinh viên cũng có thể kiếm được ít nhất 150 đô la. Những nhà hàng có mức tip cao có thể giúp sinh viên kiếm được 300 đô la hoặc hơn vào những đêm đông khách. Ở Boston có rất nhiều nhà hàng Việt  Nam ,  bán đủ thứ ngon cũng như Bún,  Phở . 

Khi hỏi về một nhãn hiệu xe hơi Việt Nam, họ cho biết hoàn toàn không có xe đó ở Boston. Anh Phan cho biết bất kể hãng xe nào, tuy có lọt đăng kiểm tại một bang, nhưng sau khi đánh giá không đủ an toàn thì cũng bị hủy và cấm lưu hành.Tính mạng của người dân là trên hết.

Vào buổi chiều, anh Phan và chị Hoa đưa tôi đến Massachusetts State House. Đây là trụ sở nghị viện bang có tên kiểu cũ trong tiếng Anh là Massachusetts General Court .Nghị  Viện là nơi các dân biểu và quan chức Thượng viện hạ viện của tiểu bang làm việc hàng ngày   nên ai cũng có thể vào thăm bất cứ lúc nào.  Vào tham quan thấy khuôn viên khá đẹp với tượng cố Tổng thống John Fitzgerald Kennedy lịch lãm đứng trên thảm cỏ như đang sắp bước ra đường. Tôi lượn qua các phòng, ghé xem  các phòng của Thượng viện và Hạ viện của bang để quan sát các dân biểu và cán bộ hành pháp vui tươi, nhiệt tình và cởi mở trong công việc phục vụ người dân. Anh Phan đùa, đến để kiểm tra  đột xuất xem các ngài dân biểu  kiểu như đại biểu quốc hội bên Anh tức là đày tớ của dân phục vụ mình thế nào.

Khi tôi ra khỏi State House, tôi đã gặp một đoàn biểu tình ôn hòa bên kia đường. Nhiều người cầm biểu ngữ “Không Trump, Không Phân biệt chủng tộc”.

Buổi tối, một gia đình Việt Kiều mời tôi ăn tối và hát karaoke. Nhà có nhiều thành viên đều là võ sĩ của môn phái Vovinam. Hôm Tết, họ tổ chức biểu diễn cùng thiếu nhi Việt múa lân thu hút hơn hai ngàn người xem. Cộng đồng người Việt ở Boston nhỏ so với các bang khác, hiện có hơn hai mươi ngàn người.

Cộng đồng người Việt ở Boston hiện có hơn 20 ngàn người phần lớn là người miền Nam. Họ không chỉ tạo thành một mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau trong công việc kinh doanh  mà còn góp phần làm phong phú thêm văn hóa và sinh hoạt của khu vực. Các bữa tiệc, lễ hội và sự kiện văn hóa diễn ra thường xuyên, thu hút sự tham gia của cả người Việt và các cộng đồng khác, tạo ra sự giao lưu văn hóa phong phú.

Trong thời gian tôi ở đây, tôi cũng tìm hiểu về các chương trình học ngôn ngữ, nơi cộng đồng tổ chức các lớp học tiếng Việt cho con cái của các gia đình Việt Kiều, giúp các em giữ gìn văn hóa và ngôn ngữ của tổ tiên. Những lớp học này không chỉ giúp trẻ em học ngôn ngữ mà còn giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa, truyền thống của Việt Nam.

Nhìn chung, sự hiện diện của cộng đồng người Việt tại Boston đóng góp vào sự đa dạng văn hóa của thành phố, đồng thời tạo ra những cơ hội cho các thế hệ tiếp theo hiểu và trân trọng nguồn cội của mình. Cựu sinh viên Việt Nam trên khắp thế giới đã và đang là cầu nối giữa các thế hệ, giúp duy trì và phát triển bản sắc văn hóa trong môi trường quốc tế.

Trong ý nghĩa đó, chuyến đi này không chỉ là cơ hội để tôi trải nghiệm những điều mới mẻ mà còn để tìm hiểu sâu hơn về di sản văn hóa của quê hương. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được trở thành một phần của cộng đồng này và chứng kiến những nỗ lực không ngừng của người Việt ở nước ngoài trong việc gìn giữ văn hóa và hỗ trợ nhau trong cuộc sống mới. Cảm ơn bà con Việt Kiều  tại Boston mới gặp tôi lần đầu mà đã yêu quí, giúp đỡ mọi thứ khi tôi đặt chân đến một tiểu bang mà tôi hoàn toàn không quen biết ai. 

Qua những trải nghiệm này, tôi hy vọng sẽ mang lại những câu chuyện ý nghĩa về Đại học Harvard danh tiếng bậc nhất thế giới và giới thiệu về cộng đồng người Việt tại Boston tới bạn bè quốc tế và  bạn đọc của Viet News UK ở Anh. 

Chụp hình trước tiệm của Việt Kiều ở Boston
Tòa State House- Nghị viện Tiểu bang và trụ sở của Dinh thống đốc
Tòa State House- Nghị viện Tiểu bang và trụ sở của Dinh thống đốc

Amy Chapman

3 bình luận trong “Phóng viên Viet News UK thăm Boston và Đại học Harvard danh giá

  1. Interesting to read about the Vietnamese community at the world famous university of Boston. These students must be very brave to pay so much money for their future. Respect. I also appreciate that this community keeps the Vietnamese culture alive.

  2. Người Việt gốc Miền Nam tiếp đón phóng viên người Bắc tình cảm, tử tế . Đủ nói nên rất nhiều

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *